Hiện nay RAM đã là một linh kiện điện tử vô cùng quan trọng đối với một chiếc máy tính, từ văn phòng đơn giản hay đến chơi game hay đồ họa chuyên nghiệp chúng ta đều quan tâm về sức mạnh của thanh RAM. Và việc gặp lỗi trên linh kiện này là vô cùng phổ biến, đặc biệt là Windows 10 không nhận đủ RAM mà chúng ta đã trang bị. Vậy bây giờ, hãy cùng Thế Giới Di Động tìm hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục chúng qua bài viết này nhé.
Hãy chắc rằng bạn đang dùng bản 64-bit của Windows 10
Việc nhận không đủ RAM có khả năng do bạn đang sử dụng Windows bản 32-bit. Phiên bản này sẽ giới hạn việc sử dụng RAM của bạn và cụ thể là sử dụng tối đa chỉ 3.4GB RAM mà thôi. Trong khi phiên bản 64-bit có thể nhận và quản lý được hơn 17 tỷ GB RAM.
Để kiểm tra máy tính của bạn đang dùng Windows phiên bản nào, bạn nhấn nút Start ở góc trái màn hình hoặc nút Windows trên bàn phím > Gõ “this pc” > Nhấn chuột phải vào This PC > Chọn Properties.
Chú ý đến dòng System type, chúng ta sẽ thấy được rằng bạn đang dùng phiên bản Windows bao nhiêu bit.
Nếu bạn đang ở phiên bản Windows 32-bit thì bạn cần phải cài lại Windows với phiên bản 64-bit và chỉ có CPU 64-bit với có thể chạy được Windows 64-bit.
2. Đảm bảo RAM đã cắm chặt vào bo mạch chủ
Việc này thường xảy ra với những bạn mua RAM và tự cắm, hoặc có thể do khe cắm trên Mainboard đã cũ. Hãy chắc chắn rằng bạn đã rút nguồn điện trước khi tiến hành kiểm tra. Bạn xem rằng RAM đã được cắm chặt vào khe dành cho nó trên Mainboard chưa. Nếu chưa hãy tháo RAM ra, lau khô nhẹ phần vàng trên thanh RAM và tiến hành cắm lại. Khi bạn gắn đúng vị trí, cái lẫy khóa RAM lại sẽ phát ra tiếng “click” báo hiệu.
3. Kiểm tra RAM có bị hỏng hay không
Trong nhiều trường hợp, chúng ta sẽ thấy máy tính hiển thị màn hình xanh và reset lại liên tục một cách tự động.
Giả sử khi máy tính của bạn có nhiều RAM được gắn thì chúng ta sẽ tiến hành kiểm tra bằng cách tháo và chỉ chừa duy nhất một thanh RAM, nếu máy tính lên bình thường trở lại thì thanh RAM đó chưa hỏng, còn nếu máy chúng ta vẫn còn những “triệu chứng” trên thì nó đã hỏng rồi. Và chúng ta lần lượt thay các thanh RAM các để kiểm tra thanh nào hỏng thanh nào chưa và tiến hành thay mới chúng.
4. Sắp xếp thứ tự các thanh RAM
Trên một số dòng Mainboard, thứ tự lắp RAM cũng là một vấn đề, vì đôi lúc những khe RAM sẽ có độ ưu tiên lắp khác nhau. Việc cắm sai thứ tự độ ưu tiên cũng có thể dẫn đến RAM không boot được. Nên cách tốt nhất chúng ta cần xem sách hướng dẫn đi kèm Mainboard để đảm bảo cắm đúng khe RAM bạn nhé.
5. Sử dụng msconfig trong Windows 10
Một trong những lý do RAM không được nhận là do trong BOOT Advanced Options bạn đã giới hạn khả năng sử dụng RAM của máy. Việc của bạn bây giờ là mở nó lên và chọn đúng kích thước RAM mà bạn có là xong.
Bước 1: Bấm tổ hợp phím Windows + R > Nhập “msconfig” > Chọn OK.
Bước 2: Một cửa sổ mới hiện lên, chọn mục Boot, nhấn chọn Advanced options để đến tùy chọn nâng cao.
Bước 3: Và chúng ta đã đến được với cửa sổ BOOT Advanced Options, tại ô Maximum memory nhập lượng RAM mà bạn đã lắp vào máy tính với đơn vị là MB. (1GB tương ứng 1024MB, vậy nếu bạn đã lắp 8GB thì điền 8*1024MB = 8192MB). Rồi nhấn OK.
Bước 4: Nhấn OK rồi khởi động lại máy tính.
Lưu ý: Sau khi bật máy tính lên, chúng ta truy cập lại vào BOOT Advanced Options như trên và kiểm tra xem ô Maximum memory đã được chọn sẵn thì hãy tick bỏ chọn ô này đi. Nếu bên dưới là một con số có khả năng chỉnh được thì bạn hãy xóa hết, chọn OK và khởi động lại máy tính.
6. Tắt tính năng tự động ảo hóa RAM
Tính năng tự động ảo hóa RAM giúp máy tính hoạt động tốt hơn trong những tác vụ nặng cũng như đa tác vụ nhưng nó cũng có thể chính là nguyên nhân gây ra việc không nhận đủ RAM của Windows 10. Bây giờ chúng ta đi đến hướng dẫn nhá.
Bước 1: Bạn bấm nút Windows trên bàn phím > Gõ “View advanced system settings” > Nhấn Enter.
Bước 2: Chọn tab Advanced > Chọn Setting.
Bước 3: Tại cửa sổ Performance Options, chọn ta tab Advanced > Chọn Change.
Bước 4: Ở cửa sổ Virtual Memory, bỏ chọn ô Automatically manage paging file size for all drives. Chọn từng ổ đĩa xuất hiện trong danh sách rồi chọn No paging file. Chọn OK và khởi động lại máy tính.
Chúng ta kiểm tra xem RAM đã được Windows 10 nhận đủ chưa, nếu chưa chúng ta chọn lại ô Automatically manage paging file size for all drives ở bước 4.
Vậy thì đây không phải là nguyên nhân rồi, bạn đến với cách tiếp theo nhé.
7. Đảm bảo thanh RAM tương thích với Mainboard
Mainboard của bạn có thể đã không nhận thanh RAM nên đã dẫn đến việc Windows 10 không sử dụng đủ RAM, nên khi dùng máy tính không thể nhận diện được và tất nhiên bạn không thể dùng thanh RAM này với Mainboard này.
Bạn cần sử dụng sách hướng dẫn của Mainboard để kiểm tra hoặc tra thông tin của nó trên Internet hoặc tại cửa hàng bạn đã mua. Và chỉ còn một cách duy nhất đó chính là thay một thanh RAM khác mà Mainboard của bạn có hỗ trợ.
8. Chỉnh trong Registry
Bước 1: Bấm chọn nut Windows trên bàn phím > Gõ “Registry Editor” > Nhấn Enter.
Bước 2: Tại cửa sổ Registry Editor, chúng ta dán đường link “HKEY_LOCAL_MACHINE > SYSTEM > CurrentControlSet > Control > Session Manager > Memory Management” vào khung chứa đường link của cửa sổ Registry Editor. Và nhấn Enter.
Bước 3: Tại mục Memory Management, chúng ta tìm key có tên ClearPageFileAtShutdown và nháy đúp chuột.
Bước 4: Cửa sổ Edit DWORD (32-bit) Value, nhập vào ô Value data số “1” rồi chọn OK. Chúng ta lưu thiết lập và tiến hành khởi động lại máy.
Nếu cách này không hiệu quả vậy chúng ta đến với cách kế tiếp nhá.
9. Tùy chỉnh trong BIOS
BIOS là viết tắt của cụm từ “Basic Input/Output System” có nghĩa là Hệ thống nhập xuất cơ bản. BIOS nằm bên trong máy tính cá nhân, trên bo mạch chính. BIOS được xem như là “phần sụn” của một chiếc máy tính.
Một nguyên nhân khác cho việc không nhận đầy đủ RAM là những thiết lập bên trong BIOS. Vì mỗi board mạch sẽ có cách vào BIOS khác nhau nên bạn cần xem cách truy cập vào BIOS chính xác nhất nhé.
Sau khi vào đến BIOS, chúng ta cần thay đổi một vài thiết lập sau:
– Virtualization => ON
– iGPU => OFF
– Render Stability => Enabled
– iGPU memory => Auto
– Multimonitor => Disabled
Chúng ta cần quan tâm một tính năng nữa đó là Memory Remap. Để bật tính năng này, bạn đi theo đường dẫn sau Advanced > System Agent Configuration > Memory Remap và chuyển thành Enabled.
10. Cập nhật BIOS
Việc cập nhật BIOS sẽ mang lại nhiều tính năng mới, cung cấp cho chúng ta một hiệu năng phần cứng hiệu quả hơn và các bản vá lỗi đi kèm với bản cập nhật được cung cấp bởi chính các nhà sản xuất. Và trong đó có thể sẽ giúp bạn sửa được lỗi Windows 10 không nhận đủ RAM.
Tuy nhiên việc nâng cấp này khá nguy hiểm vì nó có thể khiến Mainboard của bạn ngừng hoạt động bởi các phần mềm chống virus có thể không phát hiện ra phiên bản firmware mới cài chứa mã độc. Tuy nhiên, nếu bạn đang có cho mình một nền tảng chip hoặc board mạch chủ mới thì đây là một phương án đáng để cân nhắc.
11. Chắc rằng dùng bản BIOS chính thức
Những phiên bản BIOS không chính thức thiếu ổn định cũng như không đủ an toàn để có thể giúp bạn hiệu quả trong công việc. Và đây có thể là nguyên nhân khiến Windows không nhận đủ RAM. Việc duy nhất lúc này là xóa bản BIOS này đi và sử dụng một phiên bản BIOS chính thức.
12. Kiểm tra bo mạch chủ có đồ họa tích hợp không
Nếu card đồ họa tích hợp sẵn bên trong Mainboard của máy tính vì việc nó sử dụng một lượng RAM nhất định cũng sẽ khiến bạn thấy rằng Windows 10
không sử dụng đủ lượng RAM.
Để kiểm tra việc này thì bạn cần xem thông tin chi tiết về board mạch chủ này. Hoặc có một mẹo khá hay để kiểm tra đó là các cổng VGA, DVI, hay HDMI được lắp đặt gần với cổng USB thì có khả năng Mainboard của bạn có tích hợp card đồ họa.
Biện pháp cho trường hợp này thì bạn cần gắn thêm card đồ họa rời và tắt tính năng Onboard graphics trong BIOS.
13. Kiểm tra BIOS có nhận RAM hay không
Đạt đến giới hạn RAM cho phép của Mainboard cũng có thể là một nguyên nhân khiến Windows 10 không nhận đủ RAM. Bởi vì mỗi board mạch chủ có một giới hạn mà nó có thể hỗ trợ về số lượng RAM, đặc biệt là các dòng Laptop có giới hạn RAM khá nhỏ so với PC.
Để kiểm tra máy tính có thể hỗ trợ tối đa bao nhiêu RAM, bạn làm theo các bước sau.
Bước 1: Bạn bấm tổ hợp phím Windows + R > Gõ “cmd” > Nhấn Enter.
Bước 2: Nhập dòng lệnh “wmic memphysical get MaxCapacity, MemoryDevices” vào cửa sổ mới hiện > Nhấn Enter.
Chúng ta nhận được thông tin MaxCapacity và một con số (A = 33554432 như hình bên dưới). Lấy số (A) này chia cho (B) = 1024^2 (A / B = 32GB), kết quả này chính là
lượng RAM mà máy tính của bạn có thể chứa. Nếu máy có 2 khe RAM thì mỗi khe RAM sẽ chứa được thanh RAM có dung lượng tối đa 16GB.
Vậy là chúng ta đã qua 13 nguyên nhân cũng như giải pháp để khắc phục tình trạng Windows 10 không nhận đủ RAM. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi!
>> Đăng ký lắp đặt mạng Internet FPT Bình Dương